Mẹo Vặt Cuộc Sống Hay

Tìm Kiếm

Google.com.vn meovatcuocsonghay

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2015

Phương pháp sử dụng âm nhạc để chữa bệnh

Âm nhạc là món ăn tinh thần cho mọi người hiện nay, chính vì thế nó không thể thiếu trong cuộc sông hằng ngày của chúng ta. 

Ngày nay, phương pháp sử dụng âm nhạc để chữa bệnh (liệu pháp âm nhạc) không còn là điều mới mẻ và trên thực tế đang ngày càng phát triển, nhất là trong môi trường sống căng thẳng, tỷ lệ bệnh lý tâm căn đang gia tăng như hiện nay. 

Nhưng ít ai biết rằng loại hình nghệ thuật này cũng đã được y học cổ truyền phương Đông nghiên cứu và sử dụng để trị bệnh từ hàng ngàn năm nay.

Theo cổ nhân, âm nhạc khởi nguồn từ thanh âm của giới tự nhiên, “thiên nhân hợp nhất“, giữa con người và trời đất có một mối quan hệ mật thiết, vậy nên đối với tinh thần và tạng phủ của nhân thể, âm nhạc cũng có những ảnh hưởng tương ứng. Y học cổ truyền quan niệm rằng, tạng “tâm” là chủ soái của hoạt động sinh mệnh của cơ thể con người.

Sách Linh khu – Bản thần viết: “Nhậm vật giả vị chi tâm“, ý nói mọi hoạt động tư duy, tình cảm, ý thức đều có quan hệ mật thiết với tạng tâm, ý nói âm nhạc là sự bộc lộ tình cảm của con người bằng những giai điệu và tiết tấu đẹp đẽ, có thể thông qua “tâm thần” ảnh hưởng tới công năng của tạng phủ tương ứng, cũng có thể làm lay động tình chí mà sản sinh tác dụng “tình thắng tình” mà đạt được hiệu quả trị liệu bệnh tật.

phuong-phap-dung-am-nhac-de-chua-benh

Âm nhạc được sử dụng như một liệu pháp tâm lý giúp giảm căng thẳng thần kinh.

Theo y học cổ truyền, muốn dùng âm nhạc để chữa bệnh phải nắm được “ngũ âm“. Ngũ âm là năm bậc âm có tên gọi là: Giốc, Chủy, Cung, Thương và Vũ trong âm gia ngũ thanh của âm nhạc cổ đại phương Đông. Những bậc âm đơn độc không thể thành âm nhạc, tựa như phương thức vận động đơn nhất của khí không thể tạo ra sinh mệnh vậy. Nếu lấy một âm nào đó làm chủ âm, các âm còn lại vây quanh chủ âm để sắp xếp và tổ hợp có thứ tự thì cấu thành âm nhạc có điệu thức được quy định. Năm loại sóng thanh đó của âm nhạc có điệu thức khác nhau mà rung động, ảnh hưởng tới phương thức vận động của khí trong cơ thể, được phân biệt theo khí Mộc mở rộng phóng ra, khí Hỏa dâng lên, khí Thổ bình ổn, khí Kim thu lại và khí Thủy hạ xuống. Ảnh hưởng tới tạng phủ thì phân biệt với 5 hệ thống lớn là tâm, can, tỳ, phế và thận.

Trong âm nhạc liệu pháp, tác động của âm nhạc chủ yếu thông qua sự khác nhau của tiết tấu, hoàn luật của bản thân khúc nhạc, thứ nữa là sự khác nhau của tốc độ, độ rung, giai điệu mà đạt được hiệu quả trị liệu khác nhau. Căn cứ vào chẩn đoán bệnh tình, theo nguyên tắc biện chứng thi khúc (tùy chứng mà chọn nhạc) để chọn loại nhạc khúc thích hợp làm đơn thuốc âm nhạc trị bệnh.

Chủ yếu có mấy loại liệu pháp âm nhạc

1. Liệu pháp nhạc an thần là phương pháp dùng khúc nhạc uyển chuyển mềm mại có thể làm an thần tĩnh tâm, trấn tĩnh ru ngủ để làm tiêu tan sự căng thẳng và nôn nóng như cổ khúc Xuân giang hoa nguyệt dạ, Mai hoa tam lộng.

2. Liệu pháp nhạc giải uất là dùng nhạc khúc có công năng khai thông tâm sự, giải mối uất sầu để làm hết bệnh tính, tình buồn tích tụ trong lòng như cổ khúc Cổ khúc, Hỉ dương dương.

3. Liệu pháp nhạc đau buồn là dùng khúc điệu tiết luật trầm thấp, bi thương thảm thiết khiến lòng người rung động mà đạt hiệu quả nghệ thuật của “Bi thắng Nộ” (buồn thương thằng giận dữ) như cổ khúc Táng hoa, Tiểu hồ già.

4. Liệu pháp nhạc tươi vui là dùng âm nhạc khiến cho con người cảm thấy nhẹ nhõm, sảng khoái, vui mừng mà xóa bỏ bệnh tình bi ai, ưu tư, uất ức như cổ khúc Bách điểu triều phong, Hoàng điểu lánh…
Nghiên cứu khoa học hiện đại chỉ ra rằng, âm nhạc có tác dụng tới cơ thể con người ở hai lĩnh vực

Một là tác dụng vật lý, theo nghiên cứu, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có một tần số chấn động nhất định, khi mắc bệnh, tần số chấn động của cơ quan đó sẽ thay đổi, trong khi đó âm nhạc có thể điều chỉnh tần số chấn động của các cơ quan đó hài hoà trở lại thông qua sự chấn động của âm thanh, từ đó có thể chữa được bệnh tật.

Hai là hiệu quả tâm lý, những bài ca xúc động êm tai, âm điệu du dương nhẹ nhàng, tiếng nhạc như ngấm vào gan ruột làm người ta mê mẩn trong tiếng nhạc, loại bỏ những ưu phiền, từ đó tâm tính dần dần ôn hoà trở lại, hít thở sâu, nhẹ, toàn thân thư giãn nới lỏng, giảm căng thẳng thần kinh, do đó âm nhạc điều tiết được cơ thể và nội tạng, có tác dụng hạ huyết áp, làm lợi cho tim mạch, kích thích giảm đau, giảm căng thẳng, giúp trấn tĩnh an thần, chống lão hóa và hỗ trợ trị liệu ung thư. Những bản nhạc khác nhau, âm điệu khác nhau sẽ gây ra những tâm trạng cảm nhận khác nhau, nên tác dụng tới cơ thể cũng khác nhau.

Âm nhạc tốt cho người diễn xuất lẫn người nghe

1. Tiết tấu âm nhạc: khảo 60 nhịp là tiết tấu phù hợp với việc điều trị dưỡng bệnh. Con người và giới tự nhiên thể hiện mối quan hệ tương ứng. Vạn vật trong giới tự nhiên đều có tiết tấu riêng của mình như bốn mùa giao nhau, ngày đêm luân phiên, trăng tròn rồi lại khuyết, có bình minh có hoàng hôn… Bản thân con người cũng có tiết tấu riêng như hít thở, mạch đập, ngày ăn 3 bữa, đêm ngủ ngày thức… Tiết tấu của âm nhạc được rút ra từ chính cuộc sống của con người. Một học giả của Liên Xô nghiên cứu phát hiện ra rằng, mỗi tiết tấu âm nhạc khoảng 60 nhịp/phút với tiết tấu mạch đập sinh lý tự nhiên ở người khỏe mạnh là mỗi phút khoảng 60 nhịp có sự cộng hưởng tốt với nhau, như thế có tác dụng rất tốt cho việc giữ gìn cho thể xác và tinh thần được cân bằng, huyết mạch, hít thở lưu thông vừa hợp lý không bị ức chế là tiết tấu tốt nhất để điều dưỡng thể xác và tinh thần.

2. Kéo dài âm điệu: Từ xưa cổ nhân đã có liệu pháp “Ca vịnh”. Y học cổ truyền cho rằng, “Ca vịnh có thể dưỡng tâm tính”, bởi “trường ca có tác dụng làm tâm tình thoải mái”. Do ca hát phải vận dụng khí của Đan điền “đưa ra cổ họng để thông suốt tâm mạch” có tác dụng hồi phục họng, hàm, khí quản, miệng, môi, lưỡi. Trung tâm Nghiên cứu lão học của Mỹ cho rằng “ca hát giúp con người trường thọ”. Kiểu hát ca như vậy phải dùng sức nên cũng là một hình thức vận động điều tiết cơ bắp, các cơ quan hô hấp. Nó có thể giúp cơ ngực phát triển một cách hiệu quả, mà hiệu quả của nó tương tự như các hoạt động bơi lội, chèo thuyền và tập yoga. Khi hát, người bệnh cố ý kéo dài âm điệu 15-25 giây (với trẻ em từ 10-15 giây) được gọi là liệu pháp kéo dài âm điệu. Nó có tác dụng thông khí đẩy đờm, có lợi trong quá trình phục hồi sức khoẻ của người bị thở gấp, viêm phế quản mạn tính và các bệnh về đường hô hấp khác. Phương pháp này dễ áp dụng cho trẻ em bị hen phế quản.

3. Liệu pháp thổi nhạc: Chơi nhạc thổi không chỉ tăng cường sự minh mẫn của hệ thần kinh mà còn làm tăng hoạt động lục phủ ngũ tạng và một số cơ bắp khác, giúp cải thiện chức năng hô hấp, tiêu hoá, tuần hoàn, cơ bắp và hệ thần kinh. Chơi nhạc thổi có lợi cho việc hồi phục ở người mắc bệnh về hệ hô hấp, giúp gia tăng dung lượng sống của phổi, tăng sức hoạt động của cơ hoành. Kỹ thuật chơi nhạc thổi chủ yếu dùng tới hơi, môi, ngón tay, lưỡi nên làm tăng sự vận động của các bộ phận này, đồng thời làm tăng sức hoạt động của đường hô hấp, ngực, bụng, hông, lưng, mà đặc biệt là cơ hoành, giúp cho việc cải thiện tình trạng thở gấp của người mắc bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, còn có tác dụng như tập khí công vì chơi nhạc thổi giúp tập trung tinh thần để điều tâm, chơi nhạc cụ thổi đòi hỏi tư thế diễn tấu nhất định để điều thân, vì phải lấy hơi để thổi, nên phải lấy phương pháp thở ngực, bụng để điều tiết hơi thở. Rõ ràng chơi nhạc cụ thổi có tác dụng chữa trị tựa như “nội dưỡng công”, giúp khả năng hít thở được tăng cường, có lợi cho việc phục hồi sức khỏe của người mắc bệnh đường hô hấp.

Khi trẻ em đến tuổi dậy thì

Ngày nay xã hội phát triển thì tỉ lệ trẻ em đến tuổi dậy thì xuất hiện càng nhiều và rất sớm. Rất nhiều bà mẹ chợt nghi ngờ và lo lắng khi thấy con mình mới 7, 8 tuổi đã xuất hiện mầm vú…Trước đây, dấu hiệu dậy thì sớm chỉ xuất hiện ở độ tuổi 12, 13 hoặc muộn hơn.

Xem thêm:

>> Phải làm gì khi xuất tinh không theo ý muốn

>> Xuất tinh không bình thường, không theo ý muốn

Các giai đoạn khi trẻ em đến tuổi dậy thì:

Dậy thì là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ em và người lớn. Ở giai đoạn này cơ thể các em sẽ phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp và cơ quan sinh dục ngày càng hoàn chỉnh để có thể thực hiện chức năng sinh sản Ở nữ: tuổi dậy thì từ 10 - 12 tuổi, vú và mông phát triển, xuất hiện lông nách, lông mu, tử cung to ra... và bắt đầu có kinh.

khi-tre-em-den-tuoi-day-thi

Ở nam: tuổi dậy thì từ 12 - 14 tuổi, vai nở nang, bể tiếng, xuất hiện râu và lông mu, cơ quan sinh dục to ra… và có hiện tượng xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì về đêm.

- Trong giai đoạn này, có sự tăng tiết các nội tiết tố sinh dục như estrogen ở nữ, testosteron ở nam và sự tăng vọt về chiều cao.

Ở các em có chế độ dinh dưỡng tốt thường bước vào giai đoạn dậy thì sớm hơn. Trẻ em ở thành thị thường dậy thì sớm hơn trẻ em ở nông thôn.

Hiện tượng dậy thì sớm và nguyên nhân

Nếu tuổi dậy thì sớm trước 9 tuổi thì được xem là dậy thì sớm. Ở các em, dậy thì sớm thường sớm ngưng phát triển chiều cao và tuổi mãn kinh sau này của các em nữ cũng sớm hơn. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây nên hiện tượng dậy thì sớm gồm có:

1. Tình trạng béo phì đang ngày càng gia tăng ở trẻ em. Chính sự tích tụ mỡ ở cơ thể gây nên sự rối loạn chuyển hóa nội tiết tố.

2. Các hormone tăng trưởng được cho vào thức ăn trong chăn nuôi gia súc. Và khi ăn thịt các loại gia súc có chứa các hormone tăng trưởng này, trong một thời gian dài, sẽ dẫn đến hiện tượng dậy thì sớm.

3. DEHP (Di (2-ethylhexyl) phthalate) là một chất hóa học được sử dụng để tạo độ dẻo trong ngành nhựa. Hiện nay DEHP còn được sử dụng để tạo độ đục trong ngành thực phẩm như trong nước ép trái cây, thạch rau câu, thạch trái cây... để hấp dẫn người tiêu dùng.

Khi vào trong cơ thể, DEHP sẽ mô phỏng các hormone tự nhiên hay cản trở đến hoạt động cùa các hormone này trong cơ thể và gây ra những tác hại sau:

- Gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở các em nữ.

- Làm lệch lạc giới tính ở các em nam.

- Cơ quan sinh duc nam teo nhỏ, không phát triển bình thường.

Những nguyên nhân gây nên hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ em, các bậc cha mẹ nên lưu ý tránh để con em mình béo phì và việc sử dụng thực phẩm, nước uống nào trong gia đình là điều hết sức quan tâm.

Tags: xuất tinh sớm, xuất tinh sớm ở nam, con gái có xuất tinh không

—————————————&&—————————————
Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề này, bạn có thể liên hệ tới các y bác sĩ để được tư vấn cụ thể:

Phòng khám đa khoa khương trung
Địa chỉ: 59 Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội (gần ngã tư sở)

Hotline:

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Cách học yoga như thế nào cho đúng nhất

Trong bài viết về "cách học yoga như thế nào cho đúng nhất" hôm nay, meovatcuocsonghay. blogger.com xin chia sẻ một số kiến thức dưới đây cho các bạn:

Học Yoga cứ chầm chậm, tớ lại thích cái gì sôi nổi”, Hải Yến, TP. HCM, trả lời khi một cô bạn rủ đi học môn này.

Trái với suy nghĩ của Yến và rất có thể là của bạn, ngoài những lớp nhẹ nhàng, Yoga còn có rất nhiều lớp nhanh mạnh dành cho các nàng sôi động.

Tại TP. HCM hiện có rất nhiều trung tâm Yoga được thiết kế tùy theo mục đích luyện tập, thể trạng của nam, nữ và sở thích cá nhân.

Nếu thích những động tác đơn giản, nhẹ nhàng, bạn có thể chọn Yoga Therapy, Gentle Yoga. Hay thích các lớp nhanh mạnh, bạn hợp với Power yoga, Dynamic Power… Ngoài ra, một bạn gái tập chỉ để thư giãn cũng cần chọn lớp khác với nàng nhắm tới vòng 2 quá khổ. Nào, cùng Women’s Health giải mã bài toán Yoga để có thể theo đuổi đến cùng bộ môn không thể thiếu của phái đẹp.

tu the tap yoga
Yoga cho nàng hướng ngoại

Dù bạn tham gia bất kỳ lớp học nào, những tư thế đó đều thuộc một trong hai trường phái Yoga cổ điển nhất: Hatha Yoga và Ashtanga. Từ đó, các bậc thầy Yoga sẽ sáng lập thành nhiều loại khác nhau để phù hợp với đa dạng đối tượng học viên.

Nhóm những lớp nhanh mạnh, gồm các chuỗi động tác liên hoàn như Dynamic Power, Power L, Vvinyasa… sẽ giúp hỗ trợ hệ tim mạch, tăng cường cơ bắp. Cuối buổi tập, chắc chắn bạn sẽ đổ mồ hôi và thở hồng hộc không khác gì vừa tập kickboxing xong.

Những người có tiền sử về bệnh tim nên tránh tập quá nhanh. Nếu bạn bị đau gối hoặc đau phần lưng dưới, nên chú ý khi tập các động tác cúi về trước: không nên đứng thẳng như mọi người mà co hai gối lại.

Nếu vừa thích tập nhanh vừa muốn sở hữu vóc dáng đẹp, bạn có thể chọn các lớp hot Yoga như Flow Hot, Static Hot… Tập trong phòng nóng sẽ giúp bạn đổ mồ hôi nhanh hơn, có tác dụng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và đốt cháy mỡ thừa hiệu quả.

Tuy nhiên, nếu muốn luyện tập hot Yoga mỗi ngày, bạn không nên chọn lớp có mức nhiệt độ quá cao vì dễ gây mất nước và làm khô da. Nhiệt độ thích hợp khoảng 30-32°C. Đặc biệt, bạn không nên uống sữa trong vòng 30 phút sau khi tập hot Yoga.

Nếu không chịu được sức nóng nhưng vẫn muốn đổ mồ hôi nhanh, sao bạn không đăng ký học yoga kết hợp với võ? Lớp Yoga Punch chủ yếu phối hợp những tư thế đánh, đấm trong khi Compat Yoga dựa trên các thế võ đối kháng của môn Taichi Thái.

Luyện võ nhưng không lo sẽ “mình đồng da sắt” như nam giới đâu bạn nhé. Điểm khác biệt lớn nhất của Yoga so với các môn tập thể thao nặng khác là giúp cơ thể tạo cơ nhưng vẫn giữ được nét nữ tính và đường cong vốn có của phái đẹp.

Dành cho những cô nàng không thể im lặng suốt từ đầu đến cuối buổi tập là các lớp nhảy kết hợp với yoga trên nền nhạc sôi động như Yoga Dance, Aero Yoga… Đã là âm nhạc dĩ nhiên sẽ có nhiều giai điệu, bạn có thể chọn nền nhạc khiêu vũ Bollywood hay hiphop.
Yoga cho nàng hướng nội

Chỉ thực hiện các tư thế khác nhau tác động bên ngoài cơ thể thôi chưa đủ. Sức mạnh tinh thần và sự bình yên trong tâm hồn là một phần không thể thiếu của Yoga. Trường phái Yoga Ashtanga hay gọi là Mysore, được đặt tên theo thành phố Ấn Độ khởi nguồn bộ môn này, hội đủ triết lý đó của Yoga.
Yoga Ashtanga chính thống đòi hỏi bạn tập luyện nghiêm túc và tuân theo một số nguyên tắc như tập 6 ngày/tuần, vào sáng sớm và trong phòng yên tĩnh. Theo Yoga hiện đại, bạn có thể học các dạng Yoga như Mysore, Iyengar…

Trong quá trình tập, những động tác chậm, nhẹ nhàng kết hợp thở sâu sẽ giúp đốt cháy mỡ và các cơ quan nội tạng khỏe từ bên trong. Kết hợp với kỹ thuật thiền, là điều bắt buộc, bạn sẽ cảm thấy tinh thần thư thái và tĩnh tâm hơn. Lớp học dạng này thích hợp với những bạn gái mong muốn dần cải thiện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Bên cạnh đó, Yoga Ashtanga còn chú trọng những chuỗi động tác trị liệu giúp cải thiện tình trạng của từng bộ phận trên cơ thể, ví dụ như bụng, lưng… Nếu muốn rèn luyện xương sống dẻo dai và điều chỉnh các đĩa đệm, bạn có thể đăng ký lớp Yoga Satyananda. Khi đau lưng, bạn vẫn có thể học lớp này. Nếu bị các vấn đề về lưng dưới, đặc biệt là đốt sống L4, L5, bạn nên chú ý, khi tập không được ngả về sau nhiều quá và nên báo cho huấn luyện viên biết.

Không chỉ những bạn gái hướng nội mới phù hợp với Yoga Ashtanga. Sau một ngày sôi nổi, bạn có thể thay đổi không khí bằng cách tập những động tác nhẹ nhàng, thoải mái. Tác dụng kỳ diệu của Yoga là giúp chúng ta kiềm chế được tính nóng giận, giữ bình tĩnh và tập trung cao hơn.
Trung tâm tập yoga ?

Để tập yoga hiệu quả bạn nên đến các trung tâm tập yoga uy tín như: Master Vishwa, trung tâm VYoga World, TP. HCM

Tập yoga khi nào?

Một điều cấm kỵ đó là không tập khi đang no. Tốt nhất là tập sau khi ăn 2 hoặc 3 giờ. Sau khi tập 15 phút, bạn có thể uống nước hoặc nước ép trái cây. Kết thúc buổi tập khoảng 30 phút, bạn có thể ăn nhưng tránh các món khiến bao tử phải làm việc nhiều như thịt, cá…
Tập yoga ở đâu?

Công viên, ngoài vườn… là những nơi thích hợp để bạn tập Yoga với mục đích thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, nếu bạn tập nhằm mục đích đổ mồ hôi, tăng cường sự dẻo dai của cơ thể, tập trong phòng kín sẽ tốt hơn.

Tập yoga như thế nào?

Trước khi tập, bạn nên hỏi ý kiến huấn luyện viên có kinh nghiệm của những trung tâm uy tín về các lớp học phù hợp với từng thể trạng và trường hợp của bản thân.